Sứ mệnh Thủy_quân_lục_chiến_Hoa_Kỳ

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ phục vụ trong vai trò một lực lượng sẵn sàng chiến đấu, tiến công đổ bộ từ biển. Như được định nghĩa trong mục § 5063, điều 10, Bộ luật Hoa Kỳ và được nêu ra lần đầu dưới Đạo luật An ninh Quốc gia Hoa Kỳ 1947, nó có ba trách nhiệm chính yếu:

  • "Chiếm giữ hoặc bảo vệ các căn cứ hải quân trọng yếu và những hoạt động trên bộ khác để hỗ trợ các chiến dịch của hải quân;
  • Phát triển các chiến thuật, kỹ thuật và trang bị mà các lực lượng đổ bộ từ biển sử dụng; và
  • Cũng như các nhiệm vụ khác mà tổng thống có thể giao phó."

Mệnh đề cuối, tuy có vẻ dư thừa khi nói về vị thế của tổng thống trong vai trò là tổng tư lệnh, nhưng lại là một điều lệ thành văn về các nhiệm vụ viễn chinh của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Nó lấy từ ngôn ngữ tương tự trong các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ, thí dụ như "Để tổ chức thủy quân lục chiến tốt hơn" năm 1834, và "Thiết lập và tổ chức một lực lượng thủy quân lục chiến" năm 1798. Năm 1951, ủy ban đặc trách quân vụ của Hạ viện Hoa Kỳ gọi mệnh đề đó là "một trong các chức năng - truyền thống và - luật định quan trọng nhất của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ." Ủy ban cho rằng thủy quân lục chiến thường tham gia vào các chiến dịch về mặt tự nhiên thì không phải thuộc hải quân trong đó phải kể đến các hành động nổi tiếng trong Chiến tranh 1812, tại Tripoli, Chapultepec, vô số các nhiệm vụ chiếm đóng và chống nổi loạn (như các vụ tại Trung Mỹ), Chiến tranh thế giới thứ nhấtChiến tranh Triều Tiên. Trong khi các hành động này chính xác mà nói không phải là hỗ trợ cho các chiến dịch hải quân cũng không phải cho chiến tranh đổ bộ từ biển nhưng bản chất thông thường của họ là thuộc bản chất viễn chinh, sử dụng phương tiện của hải quân để can thiệp đúng lúc vào những sự kiện ở ngoại quốc vì lợi ích của Hoa Kỳ.[17]

Ngoài ra những nhiệm vụ chính của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ còn là trực tiếp hỗ trợ Nhà TrắngBộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ban nhạc Thủy quân lục chiến, từng được Thomas Jefferson gọi là "của riêng tổng thống", đảm trách nhạc lễ quốc gia tại Nhà Trắng. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ canh gác những khu vực nghỉ ngơi dành cho tổng thống trong đó có Trại David,[18] và phân đội bay HMX-1 của thủy quân lục chiến cung cấp phương tiện trực thăng cho tổng thống và phó tổng thống sử dụng với tên hiệu "Marine One" và "Marine Two".

Theo Đạo luật Ngoại vụ năm 1946 (Foreign Service Act), các binh sĩ bảo vệ thuộc Bộ tư lệnh An ninh Đại sứ quán của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đảm trách việc canh gác và bảo vệ an ninh cho các đại sứ quán, công sứ quán, lãnh sự quán Mỹ tại trên 140 nơi trên khắp thế giới.[19]

Sứ mệnh lịch sử

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ban đầu được thành lập nhằm phục vụ trong vai trò của một đơn vị bộ binh trên các tàu hải quân và có trách nhiệm bảo vệ an ninh tàu và các thủy thủ bằng chiến đấu phòng vệ và tiến công trong các trận đánh chiếm tàu địch và bảo vệ các sĩ quan tàu chống các vụ nổi loạn trên tàu. Vì trách nhiệm cuối vừa nói ở trên nên khu vực của họ trên tàu thường là nằm ở giữa khu các sĩ quan và khu của các thủy thủ. Sự kiện tiến công đổ bộ từ biển đầu tiên của Mỹ xảy ra vào đầu Chiến tranh Cách mạng Mỹ khi thủy quân lục chiến giành kiểm soát kho vũ khí và bến cảng hải quân của Vương quốc Anh tại New Providence, Bahamas. Vai trò của thủy quân lục chiến tiến triển nhanh vượt trội kể từ đó. Khi tầm quan trọng trong sứ mệnh hỗ trợ hải quân ban đầu của họ giảm sút vì chủ thuyết chiến tranh hải quân thay đổi và vì sự chuyên nghiệp hóa lực lượng hải quân thì lực lượng thủy quân lục chiến tự thích nghi bằng việc tập trung vào sứ mệnh trước đây được gọi là sứ mệnh thứ hai của mình đó là tác chiến trên bờ biển. Chủ thuyết Căn cứ Tiền phương (Advanced Base Doctrine) của thế kỷ 20 đã hệ thống hóa các nhiệm vụ tác chiến của họ là ở trên bờ. Chủ thuyết này nêu ra chi tiết về việc sử dụng thủy quân lục chiến chiếm giữ các căn cứ và đảm trách các nhiệm vụ khác trên bộ để hỗ trợ các chiến dịch của hải quân.

Cuối thế kỷ 19 và suốt thế kỷ 20, các phân đội thủy quân lục chiến đã phục vụ trên các tuần dương hạm, khu trục hạm, thiết giáp hạmhàng không mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ. Các phân đội thủy quân lục chiến (thường thường là một trung đội trên mỗi tuần dương hạm, một đại đội trên mỗi thiết giáp hạm hay hàng không mẫu hạm) phục vụ với các nhiệm vụ truyền thống của mình: lực lượng đổ bộ của con tàu, giữ các ụ súng của tàu và đảm trách an ninh trên tàu. Các phân đội thủy quân lục chiến cũng được tăng cường với các thủy thủ trên tàu trong những vụ tiến công đổ bộ, đặc biệt là các chiến dịch tại MéxicoCaribbe đầu thế kỷ 20. Thủy quân lục chiến cũng đã phát triển các chiến thuật và kỹ thuật về tấn công đổ bộ từ biển trên các vùng bờ biển được bố phòng đúng lúc để sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.[20] Trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai, thủy quân lục chiến đã tiếp tục phục vụ trên các tàu chiến. Họ thường được giao nhiệm vụ giữ các hệ thống chống phi cơ. Các phân đội thủy quân lục chiến chỉ còn được thấy trên các thiết giáp hạm hay hàng không mẫu hạm sau thập niên 1960. Nhiệm vụ gốc của thủy quân lục chiến là đảm trách an ninh trên tàu sau cùng cũng kết thúc vào thập niên 1990 khi vũ khí hạt nhân không còn được triển khai trên các tàu và khi các thiết giáp hạm không còn phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ nữa.

Khả năng

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thuộc Đơn vị Thủy quân lục chiến Viễn chinh số 13

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ giữ lấy vai trò trọng yếu trong nền an ninh quốc gia với tư cách là một lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp gồm không lực, bộ binh, viễn chính và đổ bộ từ biển với khả năng tiến công bằng vũ lực từ trên không, trên bộ và biển.

Mặc dù Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ không có sắp đặt một đơn vị tác chiến đơn độc nào trong vai trò một lực lượng nhưng nó có khả năng một mình triển khai nhanh một lực lượng đặc nhiệm vũ trang hỗn hợp đến gần như bất cứ nơi đâu trên thế giới trong vài ngày. Cơ cấu căn bản cho tất cả các đơn vị được triển khai là Lực lượng đặc nhiệm Không-Bộ binh Thủy quân lục chiến (marine air-ground task force) mà kết hợp cả thành phần tác chiến bộ binh với thành phân tác chiến trên không và thành phần tác chiến tiếp vận dưới quyền của một bộ tư lệnh chung. Mặc dù việc thành lập các bộ tư lệnh hỗn hợp dưới Đạo luật Goldwater-Nichols đã cải thiện sự phối hợp bên trong mỗi quân chủng nhưng khả năng của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ duy trì các lực lượng đặc nhiệm đa thành phần thường trực dưới một bộ tư lệnh duy nhất đã giúp việc thực thi các nguyên lý chiến tranh vũ trang kết hợp trôi trải hơn.[9]

Việc sáp nhập các đơn vị thủy quân lục chiến riêng lẻ lại gần nhau bắt nguồn từ một nền văn hóa tổ chức tập trung quanh bộ binh. Mỗi khả năng kia của thủy quân lục chiến đều tồn tại để hỗ trợ cho bộ binh. Không như giới quân sự của một số nước phương Tây, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vẫn giữ lập trường bảo thủ của mình chống lại các lý thuyết tuyên bố rằng khả năng của các loại vũ khí mới có thể tạo nên chiến thắng các trận chiến một mình. Thí dụ, không lực thủy quân lục chiến luôn được tập trung vào không yểm gần và phần lớn luôn không bị ảnh hưởng bởi các lý thuyết về sức mạnh không lực cho rằng không kích chiến lược có thể một mình giành được chiến thắng các trận chiến.[20]

Việc tập trung vào bộ binh như thế phù hợp với chủ thuyết "mỗi binh sĩ thủy quân lục chiến là một tay súng trường". Sự chú trọng của tham mưu trưởng Alfred M. Gray, Jr. là sự nhấn mạnh về khả năng tác chiến bộ binh của mỗi binh sĩ thủy quân lục chiến. Tất cả các binh sĩ thủy quân lục chiến, không cần biết là chuyên môn quân sự của họ là gì, đều phải được huấn luyện như một tay súng; tất cả các sĩ quan đều phải được huấn luyện như một trung đội trưởng bộ binh.[21] Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã chứng tỏ cái giá trị văn hóa này nhiều lần xuyên suốt lịch sử. Thí dụ, tại Đảo Wake khi tất cả các phi cơ của thủy quân lục chiến bị bắn hạ, các phi công vẫn tiếp tục chiến đấu như các sĩ quan bộ binh, các nhân viên tiếp liệu và thợ nấu trong một nỗ lực phòng thủ cuối cùng.[22] Kết quả là có một cấp độ sáng kiến và tự chủ lớn được thấy ở các cấp bậc hạ sĩ quan thủy quân lục chiến gồm có hạ sĩ, trung sĩ và thượng sĩ khi so sánh với nhiều tổ chức quân sự khác. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ chú trọng đến quyền và trách nhiệm theo hướng từ cao xuống dưới đến một cấp độ to lớn hơn là các quân chủng khác. Sự uyển chuyển thực thi nhiệm vụ luôn chú trọng vào "ý định của người chỉ huy" như một nguyên tắc hướng dẫn để thì hành mệnh lệnh, coi như lệnh tối thượng nhưng vẫn mở ngỏ cho việc áp dụng phương cách nào để thực thi mệnh lệnh đó.[23]

Những kỹ thuật tiến công đổ bộ từ biển được phát triển choChiến tranh thế giới thứ hai đã tiến hóa cùng với việc giới thiệu thêm chủ thuyết chiến tranh tiêu hao quân địch (maneuver warfare), và tiến công đổ bộ từ trên không (air assault) để trở thành chủ thuyết hiện tại là "hoạt động tiêu hao địch từ biển" (operational maneuver from the sea).[4]

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ dựa vào hải vận của Hải quân Hoa Kỳ để cung ứng khả năng triển khai nhanh của họ. Ngoài việc có khoảng 1/3 lực lượng tác chiến của mình đóng quân tại Nhật Bản, các đơn vị viễn chinh Thủy quân lục chiến thường đóng quân ở vùng biển. Điều này giúp khả năng thực hiện trong vai trò là lực lượng phản ứng đầu tiên đối phó với các sự kiện quốc tế. Hiện nay Lục quân Hoa Kỳ có duy trì các đơn vị bộ binh nhẹ có khả năng triển khai nhanh khắp thế giới nhưng các đơn vị này không thể sánh với một lực lượng đặc nhiệm không-bộ Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và chúng lại thiếu tiếp vận mà Hải quân Hoa Kỳ hỗ trợ cho Thủy quân lục chiến.[9] Vì lý do này mà Thủy quân lục chiến thường được gởi đến trong các sứ mệnh không tác chiến như việc di tản người Mỹ từ các quốc gia bất ổn và cung cấp sự cứu trợ nhân đạo trong những vụ thiên tai. Trong những cuộc xung đột lớn hơn, Thủy quân lục chiến hành động trong vai trò một lực lượng tạm thời, nhanh chóng tới và giữ một khu vực nào đó cho đến khi các lực lượng lớn hơn được đưa đến. Thủy quân lục chiến đã thực hiện vai trò này trong Chiến tranh thế giới thứ nhấtChiến tranh Triều Tiên khi họ là các đơn vị tác chiến nổi bật đầu tiên được triển khai từ Hoa Kỳ và giữ phòng tuyến cho đến khi Hoa Kỳ có thể tổng động viên lực lượng cho chiến tranh.[24] Để giúp triển khai nhanh, hệ thống tiền-định vị biển (maritime pre-positioning system) được phát triển: các đội tàu chở hàng với đủ trang thiết bị và tiếp liệu được xác định vị trí khắp thế giới để lực lượng viễn chinh Thủy quân lục chiến triển khai trong vòng 30 ngày.

Chủ thuyết

Hai sách hướng dẫn nhỏ được phát hành trong thập niên 1930 nhằm thiết lập chủ thuyết của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong hai phương diện. Cuốn "Small Wars Manual" (sách hướng dẫn cho chiến tranh nhỏ) đặt trọng tâm cho các chiến dịch chống du kích từ Chiến tranh Việt Nam đến Chiến tranh IraqChiến tranh Afghanistan trong khi cuốn "Tentative Landing Operations Manual" (hướng dẫn các chiến dịch đổ bộ thử nghiệm) thiết lập chủ thuyết cho các chiến dịch đổ bộ từ biển trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thủy_quân_lục_chiến_Hoa_Kỳ http://german.about.com/od/culture/a/germyth13.htm http://www.acepilots.com/usmc/hist2.html http://www.cbsnews.com/stories/2009/06/08/world/ma... http://edition.cnn.com/2008/WORLD/asiapcf/04/28/af... http://transcripts.cnn.com/TRANSCRIPTS/0110/07/sm.... http://www.defensenews.com/story.php?F=3117663&C=a... http://detnews.com/article/20100123/NATION/1230372... http://www.iht.com/articles/2001/11/27/a1_46.php http://www.janes.com/defence/news/jdw/jdw060901_2_... http://www.marinecorpstimes.com/news/2009/10/marin...